Mã độc VPNFilter tấn công vào các thiết bị Modem mạng, đánh cắp tài khoản ngân hàng và kiểm soát toàn bộ thiết bị.

Vài tuần trước, ICTnews đã đưa tin về một mã độc mới có tên VPNFilter có khả năng xâm nhập và chiếm quyền quản lý toàn bộ hệ thống cá nhân hoặc doanh nghiệp được phát hiện tại hơn 54 quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên dường như mã độc này đã tiến hóa trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn rất nhiều.


Lần này, Cisco cho biết VPNFilter có thể tấn công được vào nhiều thiết bị định tuyến hơn tới từ các hãng mới như ASUS, D-Link, Huawei, Ubiquiti, UPVEL,  ZTE cũng như các model tiên tiến hơn thiết bị từ các hãng đã ghi nhận bị tấn công từ trước bao gồm Linksys, MikroTik, Netgear và TP-Link. Theo ước tính có thêm gần 200.000 thiết bị router trên toàn thế giới đối mặt với rủi ro bảo mật.Vài tuần trước, ICTnews đã đưa tin về một mã độc mới có tên VPNFilter có khả năng xâm nhập và chiếm quyền quản lý toàn bộ một hệ thống cá nhân hoặc doanh nghiệp được phát hiện tại hơn 54 quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên hôm nay, nhóm nghiên cứu bảo mật Talos thuộc công ty an ninh mạng Cisco đã hé lộ thêm nhiều phát hiện mới về VPNFilter và rằng có thể mã độc này còn nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Chưa dừng lại ở đó, Cisco cho biết malware này thực hiện tấn công qua trung gian - tức nó có thể bơm trực tiếp mã độc thông qua đường truyền mạng của router bị nhiễm độc và tới máy tính. Theo đó, mã độc này có thể đánh cắp thông tin đăng nhập được truyền đi giữa một máy tính và website ngân hàng. Tên người dùng và mật khẩu có thể bị sao chép lại và gửi tới máy chủ của hacker. VPNFilter thực hiện hành vi bằng cách hạ cấp kết nối HTTPS xuống thành HTTP, đồng nghĩa với việc giúp malware vượt qua bảo mật mã hóa.


Trưởng nhóm nghiên cứu Talos, ông Craig Williams trong phỏng vấn với trang công nghệ Ars Technica cho biết: “Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ đó là một nỗ lực tấn công các thiết bị định tuyến qua lại trên Internet. Nhưng rồi sau đó nó dường như đã tiến hóa  hoàn toàn vượt sức tưởng tượng của chúng tôi, và giờ nó không chỉ có thể đột nhập vào máy chủ thông qua router, nó còn có thể thao túng mọi thứ truyền đi qua đường truyền router bị lây nhiễm. Chúng có thể thay đổi số dư tài khoản của bạn, khiến số dư nhìn không có gì thay đổi nhưng thực chất bạn lại đang mất tiền, khóa PGP và nhiều thứ khác. Chúng kiểm soát và điều khiển mọi thứ nhận vào cũng như gửi đi từ thiết bị nhiễm độc”.

Có thể thấy VPNFilter là một malware cực kỳ tinh vi và phức tạp và việc loại bỏ khỏi thiết bị lây nhiễm là điều không hề dễ dàng. Cisco cho biết malware được thiết lập sao cho Giai đoạn 1 trông giống như một cuộc tấn công backdoor vượt tường mã hóa vào các thiết bị lây nhiễm, sau đó sử dụng các máy tính này tải về tập tin phụ trợ. Giai đoạn 2 và 3 bao gồm tấn công trung gian và tính năng tự hủy.Nhưng chưa hết, điều đáng ngạc nhiên nhất đó là malware VPNFilter còn có thể tự tải về một mô-đun tự hủy cho phép nó xóa sạch mọi dấu vết, reboot thiết bị và trả router về tình trạng an toàn ban đầu, hoạt động bình thường như chưa từng dính mã độc.

Ars Technica khuyến cáo người dùng rằng “phòng cháy còn hơn chữa cháy”, tất cả các modem đều nên khởi động cứng lại thiết bị - factory reset, sau đó cập nhật thiết bị định tuyến lên phần mềm mới nhất giúp loại bỏ mọi lỗ hổng bảo mật khả thi để có thể chống đỡ được tấn công backdoor Giai đoạn 1 từ VPNFilter. Nếu không qua được bảo mật router từ Giai đoạn 1, malware cũng sẽ không thể lây nhiễm và tiến hành các bước xâm phạm tiếp theo. Thay đổi mật khẩu mặc định cũng được khuyến khích bởi cho phép người dùng kiểm soát router tốt hơn.

Hãy liên hệ với SaiGon TDC để có giải pháp phòng chống virus, mã độc và bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin của bạn!

Nguồn: ictnews.vn - Công Minh (theo BGR và Ars Technica)

Từ khóa liên quan: Dịch vụ IT; Dịch vụ công nghệ thông tinDịch vụ tin học; Dịch vụ công nghệ thông tin quận 7; Dịch vụ IT quận 7Dịch vụ IT quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận 8, quận 10, Dịch vụ bảo trì máy tính; Dịch vụ bảo trì hệ thống máy tính; Xử lý sự cố máy tính; Bảo trì máy tính; Bảo trì hệ thống mạng; Quản lý hệ thống mạng; Vận hành hệ thống công nghệ thông tin; Quản trị hệ thống máy chủ; Tích hợp hệ thống; Dịch vụ triển khai giải pháp công nghệ thông tin; Cho thuê thiết bị CNTT; Cho thuê nhân viên CNTT; Bảo mật hệ thống; Bảo mật mạngBảo mật dữ liệu; Phòng chống virus; Phòng chống tấn công mạng; Phòng chống Ransomware; Bảo vệ hệ thống mạng; Lướt web an toàn; Lưu trữ tập trung; Sao lưu dữ liệu; Lưu trữ dữ liệu an toàn; Chia sẻ dữ liệu an toàn; Chia sẻ dữ liệu nội bộ; Chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN; Tổng đài điện thoại; Camera giám sát; Hệ thống Access Control; Cửa từ; Hội nghị trực tuyến; Họp online; Họp qua mạngThiết bị công nghệ thông tin; Thiết bi mạng; Tường lửa; Firewall; Máy chủ; Server; WatchGuard; Triển khai hạ tầng mạng; Triển khai hệ thống mạng; Triển khai hệ thống cáp mạng; Giải pháp kết nối nhiều chi nhánh; Kết nối các chi nhánh với văn phòng chínhThủ thuật công nghệ; Mẹo vặt công nghệ; Tin tức công nghệ; SaiGon TDC; Làm việc tại nhà; Kết nối mạng công ty tại nhà; Truy cập dữ liệu công ty tại nhà; Kết nối dữ liệu tại công ty khi làm việc tại nhà; Làm sao để lấy dữ liệu khi làm việc tại nhà; Kết nối mạng công ty để làm việc tại nhà; Làm thế nào để không bỏ lỡ các cuộc gọi của khách hàng khi đang làm việc tại nhà?; Dùng số điện thoại của công ty để gọi khi làm việc tại nhà; Gọi nội bộ công ty khi làm việc tại nhà; Hệ thống điện thoại cho nhân viên làm việc tại nhà; Chuyển cuộc gọi đến công ty vào điện thoại di động; Làm sao để về nhà làm việc mà vẫn có thể nhận cuộc gọi đến công ty?;

Share: